Top 8 làng nghề đặc sản miền tây nổi tiếng nhất

Miền Tây được biết đến với sông ngòi chằng chịt cùng những món ăn ngon đồng quê độc đáo. Ngoài ra, làng nghề truyền thống cũng là một nét đẹp văn hóa không thể bỏ qua của người dân nơi đây.

Hãy cùng Phi Chất Phác điểm tên một số làng nghề đặc sản miền Tây nổi tiếng nhé!

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng hiện có hơn 150 lò bánh. Vốn là làng nghề truyền thống hàng trăm năm nay nên có nhiều hộ gia đình thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba làm nghề bánh tráng. Bí quyết làm bánh ngon, độc đáo cứ thế lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi người dân làm bánh tráng đều có tay nghề điêu luyện như những nghệ nhân thực thụ. Từ đó thương hiệu bánh tráng Mỹ Lồng được gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng - Bến Tre
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng – Bến Tre

Nếu có dịp ghé quá Bến Tre, bạn nên ghé qua làng nghề đặc sản miền Tây nổi tiếng này nhé!

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ở xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bánh phồng Sơn Đốc đã có hơn 100 năm tuổi và là điểm đến của nhiều du khách để cảm nhận nét văn hóa truyền thống nơi đây. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hầu hết các hộ gia đình đều trang bị máy quét, tráng bánh giúp các công đoạn làm bánh ngày càng đỡ vất vả. 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc - Bến Tre, làng nghề đặc sản miền tây
Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc – Bến Tre

Làng bánh phồng Sơn Đốc hiện có hơn 30 điểm sản xuất. Ngoài bánh phồng nếp truyền thống, tại đây còn nổi tiếng với các loại bánh khác như bánh phồng chuối, bánh phồng mít, bánh phồng hành, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Bánh phồng Sơn Đốc - Đặc sản Bến Tre
Bánh phồng Sơn Đốc – Đặc sản Bến Tre

Xem thêm:

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Làng bánh phồng Phú Mỹ thuộc ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ngôi làng nổi tiếng với món bánh phồng, được coi là đặc sản miền Tây. Theo nhiều bô lão ở đây kể lại, làng nghề bánh phồng tính đến nay đã gần 100 năm.

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ - An Giang, làng nghề đặc sản miền tây
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ – An Giang

Bánh phồng Phú Mỹ mang hương vị độc đáo bởi được làm từ nếp Phú Tân. Nhờ nguồn nguyên liệu nếp đặc biệt có một không hai, bánh phồng Phú Mỹ có vị bùi, thơm rất khác so với bánh phồng nơi khác. Chính yếu tố này đã giúp làng nghề tồn tại đến ngày nay.

Bánh phồng Phú Mỹ có nhiều loại, trong đó ngon nhất là bánh phồng sữa và mè, được nhiều khách đặt hàng trong dịp Tết.

Xem thêm: Đặc sản An Giang – Top 7 món ngon làm quà

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm luôn là niềm tự hào lớn lao, là nét đẹp văn hóa ẩm thực được truyền từ đời này sang đời khác của tỉnh Sóc Trăng. Ngày nay các làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng ngày càng phát triển và hiện đại hóa. Các dây chuyền sản xuất bánh Pía được trang bị hiện đại hơn, tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Làng nghề bánh Pía Vũng Thơm - Sóc Trăng, làng nghề đặc sản miền tây
Làng nghề bánh Pía Vũng Thơm – Sóc Trăng

Làng nghề nước mắm Phú Quốc

Làng nghề nước mắm Phú Quốc nằm ở huyện Dương Đông và An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo thống kê, trên địa bàn có 57 cơ sở sản xuất nước mắm, trong đó có 55 nhà thùng là thành viên của Hiệp Hội Sản Xuất Nước Mắm Phú Quốc. Tập trung chủ yếu ở Dương Đông với 52 nhà thùng; An Thới có 5 nhà thùng vẫn sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống. 

Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang
Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc – Kiên Giang

Kinh nghiệm dân gian và kỹ thuật làm nước mắm Phú Quốc được lưu giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm nước mắm truyền thống không chỉ là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Phú Quốc, mà còn là biểu tượng văn hóa tiêu biểu, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương… 

làng nghề nước mắm Phú Quốc nổi tiếng miền Tây
Nước mắm Phú Quốc – Đặc sản Kiền Giang

Xem thêm: Top 7 đặc sản Phú Quốc – Kiên Giang nổi tiếng

Làng nghề chuối khô Cà Mau

Cà Mau không chỉ nổi tiếng với tôm khô mà còn là vùng trồng chuối và có đặc sản chuối khô nổi tiếng. Làng nghề truyền thống ép chuối khô tập trung chủ yếu ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.

Làng nghề làm chuối khô Cà Mau
Làng nghề làm chuối khô Cà Mau

Đây là một trong những địa điểm trồng chuối và có nguồn chuối nguyên liệu lớn nhất tỉnh Cà Mau. Làng nghề thủ công này nằm gần Khu di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc và cách Cà Mau khoảng 30 km tính từ trung tâm thành phố.

Vùng đất Cà Mau rất thích hợp cho cây chuối phát triển. Vào mùa cao điểm, chuối chín rộ, ăn không xuể, người mua ít nên nông dân trồng chuối ở Cà Mau ép chuối sấy khô để ăn dần. Sau này, chuối sấy khô trở thành đặc sản của vùng đất Cà Mau.

làng nghề chuối khô - Đặc sản Cà Mâu
Bánh chuối khô – Đặc sản Cà Mâu

Trải qua những thăng trầm, đổi thay nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề thủ công truyền thống.

Làng nghề tôm khô Rạch Gốc

Làng nghề tôm khô Rạch Gốc (Ngọc Hiển, Cà Mau) đã có từ lâu đời và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là sản phẩm tập thể của Cà Mau. 

Làng nghề làm tôm khô Gạch Gốc - Cà Mau
Làng nghề làm tôm khô Gạch Gốc – Cà Mau

Tôm khô ở Ngọc Hiển chủ yếu là tôm bạc và các loại tôm gai, tôm chì, tôm sắt… được đánh bắt trên biển. Muốn làm ra tôm khô ngon phải chọn nguyên liệu tươi và chế biến đúng cách.

Tôm khô Rạch Gốc - Cà Mau
Tôm khô Rạch Gốc – Cà Mau

Tôm khô Ngọc Hiển nói riêng và Cà Mau nói chung đã xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế.

Làng nghề bánh phồng tôm Hàng Vịnh

Ở Cà Mau, bánh phồng tôm là món khai vị không thể thiếu trong một số nhà hàng, đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về. Các hộ dân ở làng nghề luôn chú trọng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất. 

Làng nghề bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Cà Mau, làng nghề đặc sản miền tây
Làng nghề bánh phồng tôm Hàng Vịnh – Cà Mau

Món ăn dân dã là một phần không thể thiếu trong các món khai vị tại bất kì bữa tiệc sang trọng nào.

Bành phồng tôm Hàng Vịnh - Đặc sản Cà Mau
Bành phồng tôm Hàng Vịnh – Đặc sản Cà Mau

Xem thêm: Đặc sản Cà Mau làm quà cực “xịn”

Lời kết 

Vùng đất miền Tây nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Trong một bài viết, Phi Chất Phác không thể kể hết những nét hấp dẫn của từng ngôi làng nổi tiếng.

Nếu có dịp dừng chân nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các làng nghề đặc sản miền Tây nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1 những suy nghĩ trên “Top 8 làng nghề đặc sản miền tây nổi tiếng nhất

  1. Pingback: Chi tiết cách ngâm rượu chuối hột Phú Lễ - Đặc sản Bến Tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo