Cách làm Giò thủ (Giò tai) ngon, cực dễ tại nhà

Giò thủ, hay còn được gọi là giò tai, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết của người Việt. Món ăn này nổi bật với vị giòn sần sật, thơm béo từ các nguyên liệu chính như tai heo, mũi heo, và thịt giò. Hương vị đậm đà, ăn kèm dưa chua, củ kiệu làm cho giò thủ trở thành món ăn quen thuộc trong những dịp lễ hội. Cùng Phi Chất Phác học cách làm giò thủ tại nhà với công thức chuẩn ngon dưới đây!

Nguyên liệu chuẩn bị (cho 4 người)

  • Thịt heo sống (tai, mũi, lưỡi, nạc): 1 kg
  • Hành tím: 5 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Chanh tươi: 3 miếng
  • Mộc nhĩ (nấm mèo): 100 gr
  • Nấm đông cô: 100 gr
  • Lá chuối: 1 ít
  • Dầu ăn: 1 ít
  • Nước mắm cốt: 2 muỗng canh
  • Muối hột: 1 muỗng canh
  • Hạt tiêu: 1 muỗng cà phê
  • Đường, hạt nêm: Mỗi loại 1 muỗng cà phê
  • Đá viên: 100 gr
cách làm giò thủ giò tai
Chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn

Hướng dẫn chi tiết các bước cách làm giò thủ 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để có món giò thủ ngon, việc sơ chế nguyên liệu đúng cách là vô cùng quan trọng:

  • Thịt tai, mũi, lưỡi heo cần được làm sạch kỹ. Dùng muối hột để chà sát và rửa thật sạch với nước. Sau đó, luộc sơ với hành tím và gừng để khử mùi hôi của thịt. Khi luộc, lưu ý cho nước ngập thịt để đảm bảo toàn bộ phần thịt chín đều.
  • Sau khi luộc sơ, thịt được vớt ra và thả vào nước đá lạnh pha chanh để giữ độ giòn, trắng của tai và lưỡi heo. Sau đó, cắt thịt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
cách làm giò thủ giò tai
Sơ chế tai heo, lưỡi heo cho thật sạch
  • Mộc nhĩ và nấm đông cô cần được ngâm nước lạnh khoảng 15 phút cho nở đều. Rửa sạch và cắt sợi nhỏ để khi xào không bị nhũn.
cách làm giò thủ giò tai
Mộc nhĩ và nấm đông cô cần được ngâm nỡ và thái sợi

Bước 2: Ướp thịt và gia vị

Sau khi sơ chế xong, tiến hành ướp thịt với các loại gia vị:

  • Thịt đã thái miếng sẽ được ướp với hạt tiêu, đường, hạt nêm và nước mắm ngon. Lượng gia vị có thể gia giảm tùy khẩu vị, nhưng cần phải có vị đậm đà để tạo nên hương vị đặc trưng cho món giò thủ.
  • Ướp thịt trong khoảng 30 phút để thịt ngấm đều gia vị, giúp món ăn thêm thơm ngon, đậm đà khi thưởng thức.
cách làm giò thủ giò tai
Ướp thịt với gia vị

Bước 3: Xào thịt và nấm

Bước xào là công đoạn quan trọng để giò thủ có được hương vị thơm ngon:

  • Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào và đun nóng. Xào thịt trên lửa lớn để giữ độ giòn của tai và lưỡi heo.
  • Khi thịt bắt đầu săn lại, cho nấm đông cô và mộc nhĩ vào xào cùng. Đảo đều tay để nấm và thịt hoà quyện vào nhau, tạo nên vị giòn sần sật hấp dẫn của món ăn.
  • Khi hỗn hợp vừa chín tới, nhắc xuống và chuẩn bị cho công đoạn ép giò.
cách làm giò thủ giò tai
Xào thịt và nắm mộc nhĩ

Bước 4: Ép giò thủ

Sau khi xào, tiến hành ép giò để giò thủ có hình dáng đẹp và chắc tay:

  • Chuẩn bị khuôn ép giò và lót lá chuối vào lòng khuôn để giò không bị dính và có mùi thơm đặc trưng của lá chuối.
  • Cho từng lớp thịt xào vào khuôn và ép chặt tay để giò không bị rời rạc khi cắt. Có thể sử dụng ốc vít trên khuôn để điều chỉnh độ chặt của giò theo ý muốn.
cách làm giò thủ giò tai
Gói giò tai bằng lá chuối
cách làm giò thủ giò tai
Gói giò thủ bằng màng bọc thực phẩm
  • Sau khi ép, để giò nguội tự nhiên trong 1 ngày để giò săn chắc. Sau đó, giò được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon.

Bước 5: Thành phẩm và thưởng thức

Giò thủ khi hoàn thành sẽ có màu trong từ mộc nhĩ và nấm đông cô, xen kẽ những miếng tai, lưỡi heo giòn sần sật. Khi ăn, vị béo ngậy từ thịt heo kết hợp với độ dai giòn của tai và nấm tạo nên món ăn tuyệt hảo. Hương vị đặc trưng của giò thủ còn được tăng cường với vị cay nhẹ của tiêu và mùi thơm nồng của nước mắm ngon.

cách làm giò thủ giò tai
Thành phẩm và thưởng thức

Món giò thủ tuyệt vời nhất là khi được ăn kèm với dưa cải chua, củ kiệu, chấm với nước mắm pha chút tiêu xay hoặc vài lát ớt tươi để tăng thêm hương vị.

cách làm giò thủ giò tai
Món giò thủ ngon nhất là khi được ăn kèm với dưa cải chua, củ kiệu

Mẹo chọn nguyên liệu ngon cho món giò thủ

Để món giò thủ đạt chuẩn, việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon là yếu tố quan trọng:

  • Thịt heo: Nên chọn phần tai, mũi và lưỡi heo có màu hồng tươi, không có mùi hôi hoặc màu thâm. Tai heo cần phải dày và trắng, khi nhấn vào có độ đàn hồi tốt.
  • Nấm mèo và nấm đông cô: Nấm mèo nên chọn loại khô, to và dày, khi ngâm nước sẽ nở mềm mà không bị nhũn. Nấm đông cô cần có mùi thơm tự nhiên, không bị mốc.

Bảo quản giò thủ

Giò thủ sau khi hoàn thành có thể để trong ngăn đông của tủ lạnh ngay. Khi bảo quản, cần bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm hoặc lá chuối để tránh vi khuẩn xâm nhập, giữ cho giò luôn tươi ngon. Lưu ý, tránh để giò ở nhiệt độ phòng quá lâu vì sẽ dễ bị ôi thiu.

Nếu bản quản đúng cách, giò thủ có thể thể dùng được 1 tháng sau khi làm.

Cách cắt giò thủ đẹp mắt

Khi cắt giò thủ, bạn có thể chọn cách cắt theo khối tam giác hoặc hình chữ nhật tùy thích. Giò được cắt đều và đẹp sẽ tạo thêm sự hấp dẫn cho món ăn khi bày biện trên mâm cỗ.

bí quyết cắt giò thủ đẹp mắt
Cắt giò thủ thành hình tam giác
bí quyết cắt giò thủ giò tai
Cắt giò tài hình thon dài

Nếu không có thời gian làm tại nhà, mọi người có thể đặt mua giò thủ tại Phi Chất Phác. Bấm vào đây để mua giò thủ ngon hoặc gọi vào hotline 0384 99 26 23 (Phi) để được tư vấn nhé!

Lời kết

Với công thức và các bước hướng dẫn chi tiết từ Phi Chất Phác, hy vọng bạn sẽ tự tin thực hiện món giò thủ tại nhà. Đây chắc chắn sẽ là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và không thể thiếu trong các bữa tiệc gia đình, đặc biệt là vào dịp Tết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo