Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) – Nguồn gốc và cách làm chi tiết

5/5 - (2 bình chọn)

Mỗi dịp tết đến xuân về, miền Tây không thể thiếu đi những đòn bánh tét lá cẩm tròn trịa và thơm ngon. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử lâu đời mà bánh tét này còn là cả ký ức tuổi thơ của nhiều người. Đặc biệt là đối với người còn của mảnh đất Cần Thơ trữ tình.

Hãy cùng Phi Chất Phác khám phá ngay nét đẹp ẩm thực miền Tây này nhé!

Giới thiệu 

Bánh tét lá cẩm miền Tây mang một dấu ấn riêng không thể trộn lẫn với các loại bánh tét khác. Từ màu sắc, cách chế biến có đến hương vị, món ngon Cần Thơ này đều rất đặc trưng khiến bất cứ ai cũng phải nhớ nhớ thương thương.

nguồn gốc bánh tét lá cẩm cần thơ

Ngay từ lần đầu tiên thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm, ngọt hậu từ nếp. Cắn sâu vào phần nhân là cái đậm đà, nồng nàn, béo ngậy được chế biến từ những nguyên liệu dân dã. Tất cả kết hợp thành một món ăn ngon và mang đậm bản sắc văn hoá.

Nguồn gốc bánh tét lá cẩm

Khi hỏi về nguồn gốc của bánh tét lá cẩm, người dân Cần Thơ vẫn luôn truyền tai nhau là được xuất phát bởi  bà Huỳnh Thị Trọng. Bà được mọi người gọi bằng cái tên gọi khác là Sáu Trọng. 

Bà Sáu Trọng - Người phát minh ra bánh tét lá cẩm
Chân dung cố nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng (Sáu Trọng)

Bà Sáu Trọng đã có ý tưởng dùng nước cốt từ lá cẩm để tạo màu cho bánh từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thời điểm này, lá cẩm vốn chỉ được sử dụng như một loại thuốc dân gian mà thôi.

lá cẩm
Lá Cẩm

Sau khi đã sử dụng cho ra mẻ bánh tét màu tím đẹp đẽ cùng hương vị bánh mới mẻ nhưng lại vô cùng độc đáo. Bà Sáu Trọng truyền lại công thức làm bánh cho con cháu đời sau của mình. Thế mà người ta vẫn cứ bắt gặp cảnh bà ngồi cần mẫn làm loại bánh tét này.

Chính sự khéo léo và tình yêu ẩm thực, việc làm bánh đã giúp gia đình bà có thêm thu nhập. Từ đây, bánh tét lá cẩm cũng đã trở thành đặc sản Cần Thơ nổi tiếng.

Bánh tét lá cẩm cần thơ nổi tiếng

Bánh tét lá cẩm có gì đặc biệt?

Khác với những loại bánh tét khác, bánh tét lá cẩm Cần Thơ có lớp nếp bên ngoài là màu tím thay vì màu xanh cốm. Bên cạnh đó thì phần nhân bánh cũng có sự thay đổi, nhân gồm đậu phộng, chuối, lạp xưởng, mỡ heo và trứng muối. Khi ăn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng.

bánh tét lá cẩm, đặc sản cần thơ

Ngoài ra, lá cẩm còn giúp bảo quản bánh một cách tự nhiên, an toàn. Những loại bánh tét thông thường chỉ để bên ngoài trong thời gian ngắn nhưng bánh tét Cần Thơ thì thời gian bảo quản lại dài hơn. Chỉ cần bỏ bánh trong tủ lạnh, khi ăn mang đi hấp lại là có thể dẻo ngon như ban đầu.

Cách làm bánh tét lá cẩm – Cần Thơ

Chỉ một lần có cơ hội thưởng thức bánh tét Cần Thơ, bạn sẽ không thể nào cưỡng lại sức hút từ loại bánh này. Bánh tét lá cẩm ngon nhưng cách chế biến lại rất công phu và phức tạp.

Chuẩn bị

Muốn có được mẻ bánh ngon nhất thì phải lựa gạo nếp ngon, dẻo và không bị lẫn với các hạt gạo lẽ. Đặc biệt, muốn bánh tét lên màu đẹp thì lá cẩm phải còn tươi, những lá héo sẽ khiến màu nước cẩm không được đẹp hoặc không lên màu.

Nếp làm bánh tét lá cẩm
Chọn nếp làm bánh tét

Tùy theo sở thích mà người chế biến có thể chọn ra được loại nhân bánh phù hợp. Nhân bánh có thể được làm từ đậu xanh, thịt, trứng muối hay có thể thêm một ít tôm khô hoặc chỉ cần phần nhân là chuối. 

Trộn nếp

Nếp sẽ được ngâm qua 6 tiếng rồi vớt ra để ráo, trộn nếp với nước chiết của lá cẩm để cho ra màu tím. Nhớ đảo đều tay để hạt nếp được tẩm đều màu sắc.

Trộn nước lá cẩm với nếp
Ngâm nếp với nước lá cẩm

Khi hạt nếp đã mềm thì sẽ xào chung với nước cốt dừa trong một tiếng và nêm nếm thêm một ít gia vị như muối, đường để màu lá cẩm được lên đẹp hơn và hạt nếp cũng ngấm gia vị hơn.

Gói bánh

Bánh tét được gói trong chuối tươi, lá chuối không quá già cũng không quá non. Lá được lau sạch rồi thoa một lớp dầu ăn ở phía trên giúp hạt nếp không bị dính vào lá. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sẽ đi đến bước gói bánh.

cách gói bánh tét lá cẩm
Cách gói bánh tét Cần Thơ

Bánh có đẹp hay không là phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của bạn. Bánh phải tròn đều, phần nhân bánh phải nằm giữa vị trí của bạn. Đồng thời, bánh phải gói chắc chắn, không bị lòi nhân.

hướng dẫn cách làm bánh tét lá cẩm cần thơ
Bánh tét phải được gói chắc tay

Luộc bánh

Khâu luộc bánh cũng là bước rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bánh tét ngon là phải luộc củi, để lâu mà bánh không bị khô, vẫn giữ được độ dẻo thơm nhất định.

Luộc bánh tốt nhất là trong khoảng 4 – 5 tiếng, khi chín thì vớt ra và để ráo nước. Như vậy là bạn đã có được thành phẩm như ý rồi đấy.

Luộc bánh tét lá cẩm
Luộc bánh tét

Những chiếc bánh tét lá cẩm từ Cần Thơ, với sự dẻo thơm và hương vị không thể cưỡng lại, chắc chắn sẽ khiến nhiều người không quên sau một lần thử nếm.

Cách thưởng thức bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Khi bánh tét lá cẩm từ Cần Thơ được cắt ra, mắt bạn sẽ chợt ngạc nhiên trước sắc tím đẹp mắt của nó. Mùi thơm của hạt nếp mới nồng nàn hòa cùng hương vị đặc trưng của nước cốt dừa, phần nhân mềm mại và hấp dẫn làm cho vị giác bạn như được kích thích.

Bánh tét lá cẩm hoàn hảo kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, từ món nào đến món đó đều thơm ngon và hấp dẫn.

Khi cắn vào một miếng bánh tét lá cẩm, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của nếp, hương vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùng với hương thơm của chuối, hậu vị đậu mềm mịn hay thịt heo tan chảy, một trải nghiệm mê hoặc không thể quên.

bánh tét lá cẩm cần thơ;
Thưởng thức bánh tét lá cẩm Cần Thơ với thịt kho tàu

Khi kết hợp bánh tét lá cẩm với thịt kho trứng, hương vị ngon lành mà không hề ngấy, sự dẻo mềm và ngọt ngào của bánh kết hợp hoàn hảo với vị đậm đà của thịt kho.

bánh tét lá cẩm cần thơ;
Thưởng thức bánh tét lá cẩm cùng củ kiệu và dưa muối

Một phong cách ăn phổ biến trong dịp Tết là kết hợp bánh tét lá cẩm với củ kiệu muối chua hoặc dưa muối. Mỗi miếng dưa muối đậm đà, chua cay hoàn hảo kết hợp với vị dẻo mịn của bánh tét, tạo nên một sự cân bằng hoàn hảo giữa các hương vị.

Mua bánh tét lá cẩm ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chính sự hấp dẫn của bánh tét lá cẩm mà mua đặc sản miền Tây này ở đâu uy tín và chất lượng vẫn luôn là câu hỏi được đông đảo mọi người tìm kiếm. Phi Chất Phác là một địa chỉ đáng tin cậy đem đến cho bạn những đòn bánh tét chuẩn vị và chất lượng nhất.

Hiện nay, Cần Thơ vẫn giữ được nhiều lò sản xuất bánh tét lá cẩm hoạt động sôi nổi. Các lò như của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng, bánh tét Tư Đẹp, bánh Chín Cẩm… đều là những thương hiệu đã tồn tại lâu nay. Khi bạn đến thăm Cần Thơ, đừng quên mang theo vài chiếc bánh tét làm quà cho gia đình và bạn bè nhé.

Tại đây, bạn sẽ dễ dàng mua được cho mình sản phẩm được làm từ bàn tay của người con Cần Thơ với hương vị dẻo mềm, đậm đào. Bánh tét lá cẩm giao động trong mức giá khoảng 100.000 VND. Trong những dịp đặc biệt thì đây là món quà ý nghĩa và bổ dưỡng mà bạn nên tặng cho những người thân yêu của mình.

Lời kết

Chắc chắn qua đoạn văn trên, bạn cũng đã nhận ra sự phổ biến của bánh tét lá cẩm tại Cần Thơ. Nếu có dịp ghé thăm xứ sở Tây Đô, hãy thử cảm nhận hương vị đặc biệt này một lần. Phi Chất Phác hy vọng bạn sẽ có một chuyến đi Cần Thơ đáng nhớ, đầy ý nghĩa và trọn vẹn.

Đừng quên khám phá thêm nhiều món ăn tinh hoa miền Tây khác tại đây nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

One thought on “Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) – Nguồn gốc và cách làm chi tiết

  1. Pingback: Top 8 loại bánh tét đặc sản miền Tây bạn nên thử - Phi Chất Phác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo