Mảnh đất miền Tây không chỉ nổi tiếng với những món ăn dân dã, trái cây đặc sản mà còn có các món bánh thơm ngon nức tiếng. Bạn đã biết được bao nhiêu món bánh miền Tây?
Hãy cùng Phi Chất Phác tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Bánh khọt miền Tây
Bánh có hình tròn và được nướng trong lò đất sét với nhiều lỗ độc đáo. Khi chín bánh sẽ có màu vàng và thơm nồng. Bột bánh khọt gồm bột, nghệ, nước cốt dừa, trứng và hành.
Khi nướng, người ta sẽ lần lượt cho nhân đậu xanh và tôm vào giữa bột bánh. Bánh khọt giòn ăn kèm với dưa leo, rau sống và quan trọng nhất là chén nước mắm chanh, tỏi, ớt, chua, cay.
Bánh xèo miền Tây
Bánh xèo miền Tây đã có từ rất lâu và nổi tiếng với hương vị thơm ngon. Nguyên liệu làm bánh cũng giống như bánh khọt nhưng bánh xèo được đổ trên một chiếc chảo lớn với nhân đậu xanh, tôm, thịt, củ hủ dừa hoặc củ sắn.
Bánh xèo còn được ăn kèm với nước mắm và rau sống. Đặc biệt, bánh khọt sẽ ngon hơn khi ăn kèm rau rừng tự nhiên.
Bánh tét miền Tây
Bánh tét là món bánh truyền thống rất nổi tiếng của người dân miền Tây sông nước. Bánh tét có vỏ được làm từ gạo nếp dẻo thơm. Nhân bánh thì đa dạng gồm: dừa, đậu xanh, thịt mỡ, trứng muối,…
Trước đây, bánh tét chỉ có mặt trong các dịp quan trọng hay lễ tết. Ngày nay, do cuộc sống phát triển nên bánh tét miền Tây đã có mặt ở đời sống thường ngày.
Xem thêm: Top 8 loại bánh tét miền Tây nổi tiếng nhất
Bánh lá miền Tây
Các món bánh lá miền Tây đều được bọc bên ngoài bằng các loại lá như lá mơ hay lá mít. Nguyên liệu để làm bánh lá gồm có bột gạo, bột sắn, bột nếp và lá mít. Bánh được ăn kèm với nước cốt dừa cô đặc làm tăng thêm vị béo ngậy thơm lừng.
Nếu có dịp ghé qua, người dân miền Tây xin chiêu đãi bạn những món bánh dân dã này nhé!
Bánh bò thốt nốt
Đối với người dân địa phương, bánh bò là một món ăn vặt ngon, bổ và rẻ. Còn với những du khách từ xa đến thăm vùng đất Bảy Núi, đây là một trong những món ăn miền Tây được yêu thích nhất. Bánh được làm từ một nguyên liệu đặc biệt – đường thốt nốt, một đặc sản An Giang trứ danh.
Những chiếc bánh bò thốt nốt thơm ngon béo ngậy, chỉ cần thử qua là bạn sẽ khó lòng quên được hương vị này.
Xem thêm: Cách làm bánh bò thốt nốt An Giang đơn giản
Bánh ú nước tro
Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người miền Tây thường làm bánh tro để cúng tổ tiên. Bánh ú nước tro được gói trong lá tre, tạo hình như kim tự tháp. Bánh được làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh.
Điều làm nên sự đặc biệt của bánh ú chính là nước tro. Bánh ú nước tro có vị rất đặc biệt chỉ cần ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Bánh Pía Sóc Trăng
Bánh Pía là một trong những đặc sản Sóc Trăng nổi tiếng. Món bánh này bắt nguồn từ những người Hoa di dân sang Việt Nam từ vài thế kỷ trước. Trước đây nhân bánh chỉ có đậu xanh và sầu riêng.
Ngày nay để đáp ứng nhu cầu của thực khách, bánh pía còn có thêm nhân đậu xanh, khoai môn, lá dứa… và các loại bánh chay mặn.
Bánh dừa Bến Tre
Bánh dừa Bến Tre được làm từ những nguyên liệu không quá cầu kỳ nhưng hương vị của nó đã chinh phục rất nhiều thực khách khó tính. Món bánh này hầu như có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng nhất là ở Bến Tre. Bánh được làm từ gạo nếp, chuối, đậu đen và nước cốt dừa.
Chỉ khoảng 5.000 đồng/chiếc, bánh dừa là thức quà quê gắn liền với bao thế hệ người miền Tây.
Xem thêm: Bến Tre có đặc sản gì?
Bánh vá Gò Công
Thưởng thức bánh vá Gò Công khi du lịch Tiền Giang là một trong những trải nghiệm thú vị mà bạn không thể bỏ qua.
Món bánh nghe lạ tai này từ lâu đã trở thành đặc sản của tỉnh Tiền Giang từ bao đời nay. Bánh vá thường được ăn kèm với bún, rau sống hoặc bánh cuốn với chén nước mắm đậm đà. Không chỉ là món ăn dân dã, bánh vá Gò Công còn xuất hiện trong các dịp lễ như cưới hỏi, giỗ chạp…
Bánh cống Sóc Trăng
Cái tên bánh Cống xuất phát từ dụng cụ làm bánh đặc biệt đó là cái cống. Người ta đổ bột làm bánh và các nguyên liệu khác đã chuẩn bị sẵn xuống cống này rồi cho vào chảo dầu đang sôi. Bánh chín sẽ có hình chiếc cống trông bắt mắt và vô cùng thơm ngon.
Bánh được ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt. Cắn một cái ngập răng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn béo của bột, ngọt thịt của tôm cùng nước mắm chua chua, ngọt ngọt. Nói đến đây thôi, mình cũng đã thèm chảy nước dãi. Nếu có dịp, mời bạn thử qua nhé!
Bánh tai Yến
Nếu bạn là tín đồ yêu thích món chiên thì nhất định phải thử bánh tai Yến khi về miền Tây. Bánh có hình tổ chim yến nên được gọi với cái tên bánh tai Yến. Bánh có màu vàng, giòn bên ngoài và mềm bên trong.
Ngày nay, bánh tai Yến không còn quá phổ biến tại miền Tây vì sự thay thế của các món ăn vặt khác. Nhưng những kí ức của thức quá tuổi thơ này sẽ còn mãi trong tâm trí của người dân nơi đây.
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì là một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Điều làm nên sự cuốn hút của món bánh này nằm ở nước chấm. Bánh tầm bì được ăn kèm với nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt. Nghe lạ lắm đúng không?
Tuy nhiên, khi ăn chúng lại hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị độc đáo có một không hai.
Lời kết
Miền Tây không chỉ được biết đến là vựa trái cây lớn nhất cả nước mà còn là nơi sản sinh của nhiều món bánh độc đáo. Nếu có đi du lịch miền Tây sông nước, bạn đừng quên thưởng thức những loại bánh nổi tiếng nơi đây nhé.
Bấm vào đây để xem thêm các bài viết về ẩm thực miền Tây nhé!