Miền Tây ngoài hệ thống sông ngòi chằng chịt còn được biết đến với “Vương quốc mắm”. Các món mắm tại đây vô cùng đa dạng và phong phú, từ các loại cá cho đến cách chế biến.
Cùng Phi Chất Phác điểm qua các loại mắm miền Tây nổi tiếng nhất nhé!
Mắm cá Linh
Mắm cá Linh là đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang, được làm từ cá Linh sau mỗi mùa nước nổi. Mắm cá Linh là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích ở miền tây. Từ ăn sống với trái cây cho đến chế biến thành các món cầu kì như: lẩu mắm hay bún nước lèo.

Mắm cá linh nguyên con thích hợp ăn sống với các loại rau. Còn mắm cá Linh xay sẵn lại thích hợp để chế biến các món như lẩu mắm hay mắm cá linh chưng thịt.
Bấm vào đây để mua mắm cá Linh nhé
Xem thêm:
- Cách nấu lẩu mắm ngon, chuẩn vị miền Tây
- Cách làm mắm cá linh chưng thịt & hột vịt
Mắm cá Lóc
Mắm cá lóc là một “tuyệt phẩm” trong các loại mắm miền Tây. Mắm được làm từ cá lóc và đu đủ xanh thái nhỏ. Một bữa ăn đơn giản bao gồm bún, rau sống, thịt luộc, bánh tráng và chén nước mắm cá lóc thôi đã đủ chinh phục những thực khách khó tính nhất!

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm mắm cá lóc cắt khúc
Mắm bò hóc
Mắm bò hóc là một trong những món ăn độc đáo của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Sau khi sơ chế và tẩm ướp, cá sẽ được đem đi phơi khô, ướp lại với thính rồi cho vào các hũ, ủ khoảng 4-6 tháng cho lên men là có thể mang ra ăn.
Không chỉ ăn với cơm, người ta còn dùng mắm bò hóc như một nguyên liệu làm tăng hương vị cho các món ăn như: bún nước lèo, bún mắm,…

Mắm Thái
Mắm Thái Châu Đốc là một loại mắm truyền thống của người dân Châu Đốc, An Giang. Mắm được làm từ cá lóc phi lê thái sợi và đu đủ. Mắm có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, vị mặn ngọt hài hòa, cùng với sợi đu đủ giòn tan tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho món ăn này.
Mắm Thái được làm từ những nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo vệ sinh. Mắm được chế biến bằng phương pháp truyền thống, tỉ mỉ từ khâu sơ chế đến lên men, để tạo ra một món mắm đậm đà và bổ dưỡng.
Xem thêm: Cách làm mắm Thái Châu Đốc tại nhà
Mắm Ba Khía
Người miền Tây không ai không biết đến mắm ba khía, một món ăn dân dã được chế biến từ ba khía. Ba Khía thuộc họ cua, có càng to và xuất hiện nhiều ở vùng Nam Bộ, trải dài từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Vì đặc điểm của nó là có 3 cục đá sau lưng mà người ta đặt luôn cho nó cái tên ba khía. Mắm Ba Khía ăn kèm với cơm nguội thì phải gọi là “nhức nách”.

Mắm Cà Xỉu
Mắm Cà Xỉu là đặc sản chứa đựng sự hòa quyện của đất và biển Hà Tiên. Người dân địa phương thường dùng xếp xen kẽ cà xỉu và một lớp muối vào trong những chiếc hũ. Tùy theo khẩu vị mỗi người mà có thể làm mắm bằng nước muối hoặc muối hạt, thêm đường để nhanh chua hơn.

Mắm Tép
Nói đến mắm miền Tây mà không nhắc đến mắm tép thì quả là một thiếu sót. Nguyên liệu chính làm mắm tép gồm có tép tươi và đu đủ xanh. Tôm sau khi sơ chế sẽ bỏ phần đầu, rút chỉ lưng sau đó sẽ được ngâm nước mắm, đường và đu đủ bào sợi.

Mắm tép thường được ủ khoảng 45 – 60 ngày là có thể ăn được. Mắm tép thường được ăn kèm với cá chiên hoặc bún. Ban nhớ bảo quản trong tủ lạnh để dùng được lâu hơn nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm mắm tép miền Tây
Mua mắm cá miền Tây
Lời kết
Trên đây là các loại mắm đặc sản miền Tây đã được Phi Chất Phác tổng hợp. Nếu có dịp du lịch nơi đây, du khách đừng quên tìm mua những hũ mắm chất lượng để làm quà cho người thân và bạn bè nhé!
Pingback: Chi tiết cách làm mắm tép miền Tây tại nhà - Phi Chất Phác
Pingback: Top 6 món ngon chế biến từ mắm Châu Đốc - An Giang
Pingback: Mắm bò hóc - Đặc sản của đồng bào Khmer - Phi Chất Phác